Tin Tức
Thuốc Mifepristone
- 25 tháng 05 năm 2023
- Posted by: Trần Minh Đức
- Category: Tin tức
Mifepristone còn được gọi là
RU-486
MIFEPRISTONE là một loại thuốc được sử dụng kết hợp với misoprostol trong đình chỉ thai nội khoa vì RU-486 là chất đối kháng progestogen tại thụ thể của progesterone. Mifepristone, còn được gọi là 11β-(4-(dimethylamino phenyl) -17α-(1-propynyl) estra-4,9-dien-17β-ol-3-one.
Là một steroid estrane tổng hợp và là dẫn xuất của hormone steroid như progesterone, cortisol và testosterone. [1]
1980
Tháng 4
Nhà nội tiết học Étienne-Émile Baulieu và nhà hóa học Georges Teutsch đã tổng hợp thành công mifepristone. Đây là hợp chất thứ 38,486 do Roussel-Uclaf và cộng sự tổng hợp suốt những năm từ năm 1949 đến năm 1980, RU-38,486 được rút gọn RU-486. Mifepristone là chất đối kháng với progesterone tai thụ thể progesterone.[2]
1981
Tháng 10
Mifepristone lần đầu tiên được sử dụng đình chỉ thai nội khoa cho 11 phụ nữ tình nguyện tại Bệnh viện Cantonal, Đại học Geneva, Thụy Sĩ. Bác sĩ Walter Herrmann đã công bố kết quả thành công của thử nghiệm vào tháng 4 năm 1982.Những năm sau đó, các thử nghiệm lâm sàng trên 20.000 phụ nữ ở một số nước trên thế giới, chứng minh hiệu quả của việc sử dụng mifepristone kết hợp với chất tương tự prostaglandin (sulprostone hoặc gemeprost, sau này là misoprostol) trong phá thai nội khoa.
1988
Tháng 9
Pháp công bố chấp thuận sử dụng mifepristone trong phá thai nội khoa [3].tiếp theo là Vương quốc Anh vào tháng 7 năm 1991; Thụy Điển vào tháng 9 năm 1992; Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) vào tháng 9 năm 2000;
2003
Tháng 2
Bộ Y tế Việt Nam ban hành “Chuẩn mực Quốc gia Chăm sóc Sức khỏe Sinh sản” tháng 2 năm 2003 phê duyệt sử dụng mifepristone trong đình chỉ thai nội khoa.
Ngoài vai trò là chất đối kháng progestogen, mifepristone còn là chất kháng glucocorticoid và chất kháng androgen nhưng rất yếu. Ái lực gắn kết của mifepristone tại thụ thể progesterone cao hơn gấp hai lần so với progesterone; Aí lực gắn kết của mifepristone tại thụ thể glucocorticoid cao hơn ba lần so với dexamethasone và hơn mười lần so với cortisol.[4]. Ái lực liên kết của mifepristone tại thụ thể androgen thấp hơn một phần ba so với testosterone và nó không liên kết với thụ thể estrogen hoặc thụ thể mineralocorticoid.[5]
Khuyến nghị 3A của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về phá thai nội khoa năm 2018: ““Chúng tôi khuyến nghị uống 200 mg mifepristone, sau 1-2 ngày sử dụng 800 μg misoprostol ngậm dưới lưỡi hoặc ngậm bên má hoặc đặt âm đạo”. Thời gian tối thiểu giữa mifepristone và misoprostol được khuyến nghị là 24 giờ”
Theo Quyết định số 4128/QĐ-BYT ngày 29/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế về Hướng dẫn Quốc gia về các Dịch vụ Chăm sóc Sức khỏe Sinh sản, phá thai nội khoa đối với thai đến hết 63 ngày cụ thể như sau:
Uống 200 mg mifepriston. Sau khi dùng mifepriston từ 24 đến 48 giờ ngậm dưới lưỡi hoặc ngậm bên má 800 mcg misoprostol tại cơ sở y tế hoặc tại nhà tùy theo tuổi thai và nguyện vọng của khách hàng. Tuổi thai từ tuần thứ 8 đến hết 9 tuần nên dùng misoprostol và theo dõi sẩy thai tại cơ sở y tế. Cán bộ y tế nên chọn thời điểm dùng misoprostol để thuận lợi cho khách hàng khi cần hỗ trợ. [7]
Mifepristone được sử dụng như một biện pháp tránh thai thông thường với liều 2 mg mỗi ngày, có tác dụng ngăn ngừa rụng trứng […]. Một liều duy nhất 10 mg mifepristone làm chậm quá trình rụng trứng từ ba đến bốn ngày và là một biện pháp tránh thai khẩn cấp hiệu quả tương đương với một liều duy nhất 1,5 mg progestin levonorgestrel.[6]
Một số câu hỏi thường gặp
Nhấn vào câu hỏi để xem giải thích
Mifepristone là một thuốc dạng steroid có tác dụng kháng progesterone tại thụ thể của progesterone. Do đặc điểm này, mifepristone được sử dụng kết hợp với Misoprostole trong đình chỉ thai nội khoa với tuổi thai tới hết 63 ngày tuổi.
Sử dụng Mifepristone và Misoprostole như thế nào?
Bạn cần phải được tư vấn cẩn thận và khám sàng lọc trước khi sử dụng. Hiện nay, phác đồ uống 1 viên mifepristone 200mg, sau 24-48 giờ sử dụng tiếp 4 viên misoprostol (800mcg) bằng cách ngậm dưới lưỡi hoặc ngậm áp má hoặc đặt âm đạo. Đa số các trường hợp sẽ có sảy thai trong vòng 4 giờ sau khi dùng misoprostol, số ít sảy thai muộn hơn hoặc không. Ra máu âm đạo có thể kéo dài trong vòng 7-14 ngày. Bạn cần được chăm sóc và theo dõi cho đến khi sảy thai hoàn toàn và an toàn.
Những ai không nên sử dụng được Mifepristone?
- Thai ngoài tử cung hoặc nghi ngờ thai ngoài tử cung;
- Bệnh tim mạch,
- Bệnh gan và rối loạn đông máu
- Bệnh hen phế quản
- Dị ứng với thuốc Mifepristone hoặc misoprostol,
- Thận trọng với sẹo mổ lấy thai cũ, đặc biệt là tử cung có nhiều sẹo mổ cũ
- Có bệnh lý tuyến thượng thận
- Đang điều trị với Corticoid dài ngày
- Đang điều trị bằng thuốc chống đông hoặc có bệnh rối loạn đông máu.
- Bệnh di truyền porphyria (một chứng rối loạn hiếm gặp, ảnh hưởng đến gan và các cơ quan khác)
- Đang sử dụng dụng cụ tử cung (DCTC) (phải tháo DCTC trước khi dùng mifepristone)
- Đang bị nhiễm trùng sinh dục hoặc toàn thân.
Sử dụng mifepristone có an toàn không?
Mifepristone rất an toàn khi được sử dụng theo đúng chỉ định và đúng hướng dẫn quốc gia và hướng dẫn của WHO. FDA đã phê duyệt Mifepristone từ năm 2000 dựa trên đánh giá toàn diện các bằng chứng khoa học và xác định rằng mifepristone là an toàn.
Mifepristone có tác dụng không mong muốn gì không?
Khoảng 85% người sử dụng báo cáo có ít nhất một phản ứng bất lợi sau khi dùng. [8]
Triệu chứng |
Số nghiên cứu | Số phụ nữ tham gia | Tỷ lệ |
Tuổi thai (ngày) |
Buồn nôn |
3 | 1248 | 51-75% |
70 |
Mệt mỏi |
2 | 630 | 55-58% |
63 |
Sốt/ớn lạnh |
1 | 414 | 48% |
63 |
Nôn |
3 | 1248 | 37-48% | 70 |
Đau đầu | 2 | 630 | 41-44% |
63 |
Tiêu chảy |
3 | 1248 | 18-43% | 70 |
Chóng mặt | 2 | 630 | 39-41% |
3 |
Nguồn
- Fiala C, Gemzel-Danielsson K (July 2006). “Review of medical abortion using mifepristone in combination with a prostaglandin analogue”. Contraception. 74(1): 66–86. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/16781264/
- Philibert D, Teutsch G (February 1990). “RU 486 development”. Science. 247(4943): 622. https://ui.adsabs.harvard.edu/abs/1990Sci…247..622P/abstract
- Kolata G (24 September 1988). “France and China allow sale of a drug for early abortion”. The New York Times. p. A1. Archivedfrom the original on 1 September 2017
- Heikinheimo O, Kekkonen R, Lähteenmäki P (December 2003). “The pharmacokinetics of mifepristone in humans reveal insights into differential mechanisms of antiprogestin action”. Contraception. 68(6): 421–6. doi:1016/S0010-7824(03)00077-5. PMID 14698071.
- Brogden RN, Goa KL, Faulds D (March 1993). “Mifepristone. A review of its pharmacodynamic and pharmacokinetic properties, and therapeutic potential”. Drugs. 45(3): 384–409. doi:2165/00003495-199345030-00007. PMID 7682909.
- Chabbert-Buffet N, Meduri G, Bouchard P, Spitz IM (2005). “Selective progesterone receptor modulators and progesterone antagonists: mechanisms of action and clinical applications”. Hum Reprod Update. 11(3): 293–307. doi:1093/humupd/dmi002. PMID 15790602.
- Bộ Y tê – Hướng dẫn Quốc gia về Các dịch vụ Chăm sóc Sức khỏe Sinh sản (2026). Phần 8 – Phá thai An toàn (397).
- FDA medication guide. https://www.accessdata.fda.gov/drugsatfda_docs/label/2023/020687Orig1s025Lbl.pdf#page=16.